GSV vai trò của tiêu chuẩn an ninh toàn cầu trong chuỗi cung ứng

Hiện nay, GSV chương trình Đánh giá An ninh Toàn cầu là một trong những phương pháp đảm bảo tính bảo mật, hiệu quả không chỉ đối với các công ty bao bì, mà còn ứng dụng trong toàn bộ chuỗi cung ứng quốc tế. Trong bài viết này, PTS cùng bạn tìm hiểu về ý nghĩa và vai trò của tiêu chuẩn GSV đối với doanh nghiệp và nhà nhập khẩu trên thế giới.

Tiêu chuẩn An ninh toàn cầu GSV là gì?

Tiêu chuẩn An ninh toàn cầu GSV là gì?
Tiêu chuẩn An ninh toàn cầu GSV là gì?

Chương trình Đánh giá An ninh Toàn cầu GSV (Global Security Verification) là một hệ thống đánh giá an ninh chuỗi cung ứng quốc tế gồm doanh nghiệp và nhà nhập khẩu. Mục đích của GSV nhằm đảm bảo tính bảo mật và an toàn, phát hiện và kiểm soát rủi ro, tiết kiệm chi phí trong chuỗi cung ứng.

GSV tích hợp nhiều sáng kiến bảo mật chuỗi cung ứng toàn cầu khác nhau như Tuân thủ C-TPAT (Customs-Trade Partnership Against Terrorism) , SCS (Supply Chain Security) hay SCAN (The Supplier Compliance Audit Network). Vì thế, để đạt tiêu chuẩn GSV, doanh nghiệp cần tuân thủ và đáp ứng các hạng mục nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn quốc tế.

Quy trình đánh giá tiêu chuẩn GSV

Để đạt tiêu chuẩn này, doanh nghiệp cần trải qua một quy trình đánh giá chặt chẽ, bao gồm các bước như thu thập thông tin, đánh giá rủi ro, kiểm tra thực tế và chứng minh tính an toàn.

Kết quả của quá trình GSV sẽ được chứng minh thông qua việc cung cấp các bằng chứng và báo cáo chi tiết về tính an toàn và bảo mật của đối tượng. Các báo cáo này sẽ chứa thông tin về các phát hiện, khuyến nghị và biện pháp cần thực hiện để nâng cao tính bảo mật và an toàn.

  • Nội dung đánh giá của chương trình GSV bao gồm 09 tiêu chí chính:
  • Hồ sơ và Tài liệu (Records and documentation)
  • An ninh Nhân sự (Personnel security)
  • An ninh vật lý (Physical security)
  • Kiểm soát truy cập thông tin (Information access controls)
  • Kiểm soát thông tin lô hàng (Shipment information controls)
  • Lưu trữ & Phân phối (Storage and distribution)
  • Kiểm soát nhà thầu (Contractor controls)
  • Logistics xuất khẩu (Export logistics)
  • Tính minh bạch trong chuỗi cung ứng (Transparency in supply chain)
Quy trình đánh giá tiêu chuẩn GSV
Quy trình đánh giá tiêu chuẩn GSV

Ý nghĩa của tiêu chuẩn GSV trong chuỗi cung ứng

Dù đạt các tiêu chí trong hệ thống Đánh giá An ninh GSV không phải đơn giản, tuy nhiên doanh nghiệp sẽ đạt được nhiều lợi ích khi tham gia chương trình này.

Lợi ích của nhà cung cấp

Tiết kiệm chi phí và thời gian: Thay vì tham gia nhiều quá trình kiểm tra an ninh riêng biệt với nhiều đối tác khác nhau, doanh nghiệp có thể chọn tham gia GSV một lần, có giá trị áp dụng toàn cầu. Do đó, các công ty có nhiều thời gian hơn để tập trung vào việc cải thiện hiệu suất, hoạt động kinh doanh.

Nâng cao vị thế: GSV giống như một tấm vé cần thiết giúp doanh nghiệp tham gia thị trường toàn cầu, chứng minh khả năng của doanh nghiệp về việc tuân thủ các tiêu chí của chuỗi cung ứng quốc tế. 

Giảm thiểu rủi ro an ninh: Cung cấp báo cáo phân tích và nhận diện rủi ro hiệu quả, giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định sáng suốt hơn, có biện pháp phòng ngừa thích hợp.

Lợi ích của nhà nhập khẩu 

Đơn giản hơn: GSV giúp tạo ra môi trường thống nhất, nơi mà các đơn vị trong chuỗi cung ứng phải đáp ứng tiêu chí giống nhau. Điều này giúp nhà nhập khẩu kiểm soát nguồn cung tốt hơn, giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa. 

Kiểm soát tốt hơn: Nhà nhập khẩu có thể đánh giá mức độ tuân thủ về tiêu chuẩn an ninh của các nhà cung cấp so với các quy định về an ninh của chính phủ hoặc các tiêu chuẩn chung của ngành.

Tiết kiệm chi phí và thời gian: Do quá trình đánh giá đồng bộ, thống nhất từ đầu đến cuối chuỗi cung ứng, giúp các bên tham gia làm việc rõ ràng, nhanh chóng hơn.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *