Máy gấp thùng offset và những điều cần biết

Ngày nay công nghệ in ấn khá phổ biến và chất lượng cho ra các sản phẩm đẹp mắt và ấn tượng. Một trong những kỹ thuật được nhiều doanh nghiệp quan tâm trong kỹ thuật in ấn là kỹ thuật in offset. Vậy máy gấp thùng offset là gì và hoạt động như thế nào? Các bạn có thể tham khảo qua nội dung bên dưới: 

Thế nào là máy gấp thùng offset?

Thế nào là máy gấp thùng offset?
Thế nào là máy gấp thùng offset?

Máy gấp thùng offset là máy sử dụng công nghệ in gián tiếp, sau đó trực tiếp rập khuôn, loại bỏ các phần thừa hoàn thiện thùng offset.

Máy sử dụng công nghệ in hiện đại, giúp hình ảnh được in ra rõ nét, không bị nhòe và đảm bảo đúng yêu cầu như đã thiết kế. 

Với tính năng hoạt động và công suất tốt, máy thích sản xuất số lượng thùng offset số lượng lớn.

Cấu tạo của máy gấp thùng offset

Cấu tạo của máy tương đối phức tạp so với các dòng máy khác trong công nghệ in hiện đại: 

  • Trục kẽm được làm từ một ống kim loại dài, thiết kế sao cho ống bản bắt mực, đồng thời có nhiệm vụ bắt nước của khuôn in. 
  • Ống cao su có cấu tạo từ lớp vải bao bọc, tấm đệm cao su sao cho truyền hình ảnh, phần tử in từ khuôn ra bề mặt giấy in. 
  • Sau đó sẽ được bộ phận cắt, gấp tạo hình thùng offset theo yêu cầu ban đầu đề ra. 

Những điểm nổi bật của sản phẩm

Hình ảnh, chữ sau in có chất lượng tốt, đẹp mắt và sắc nét. 

Máy có cấu tạo hiện đại, có thể in trên nhiều loại chất liệu khác nhau

Hình thức in ấn đơn giản, các hình in có độ bền, tuổi thọ cao

Không tốn nhiều chi phí mà có thể sản xuất hàng loạt bản in trong thời gian ngắn. 

Quy trình gấp thùng offset đúng chuẩn

Khi nắm bắt được quy trình in, gấp, dán thùng offset thì sẽ giúp bạn hiểu rõ cách thức hoạt động, tính năng của máy gấp thùng offset

Bước 1: Nguyên liệu giấy được chọn

Giấy là nguyên liệu được lựa chọn để tạo ra thùng offset nên vô cùng quan trọng. Lựa chọn giấy tốt sẽ quyết định đến chất lượng của sản phẩm. Trước khi đặt hàng làm thùng offset thì chúng ta cần phải xác định được thông tin về định lượng giấy, cao hay thấp, có bao nhiêu lớp… Với các loại giấy sóng thì kết hợp như thế nào? Màu sắc của giấy có ảnh hưởng đến chất lượng in… 

Đặc biệt với lớp giấy làm bề mặt thì nhất định chọn loại có chất lượng cao hơn so với các lớp còn lại. Đây là lớp sẽ chịu nhiều tác động nhất khi sử dụng, cũng là lớp dùng in ấn thông tin sản phẩm của doanh nghiệp. Vì thế những định lượng, thông số của giấy này cần phải cao hơn các mặt còn lại. 

Định lượng thông thường của lớp giấy mặt là 125 – 175 gsm. Đối với lớp giấy ruột bên trong thì định lượng thường là 105 – 170gsm. 

Khi lựa chọn giấy cũng cần lưu úy đến nguồn gốc xuất xứ. Các loại giấy nhập khẩu sẽ là lớp mặt tốt cho thùng offset. Còn lớp ruột bên trong thì có thể dùng giấy trong nước để tiết kiệm được khá nhiều chi phí. 

Bước 2: Quy trình đóng gói thùng offset đúng cách

Bước này thể hiện được quy trình sản xuất thùng offset. Định dạng, thông số của thùng cụ thể dưới đây: 

  • Tìm hiểu về loại thùng offset: hai loại giấy thông dụng sử dụng trong sản xuất thùng offset 3 lớp và 5 lớp. Tiếp theo là các dụng thùng A1, thùng bế, thùng mở, thùng âm dương… Mỗi dạng sẽ có cách thức, thông số khác nhau để lựa chọn. Điểm này bạn cần tìm hiểu rõ. 
  • Kích cỡ của thùng sẽ phù hợp với từng loại sản phẩm hàng hóa khác nhau. Tùy vào mục đích đóng gói chứa bên trong mà chọn thùng offset phù hợp nhất. 
  • Chọn cách thức gấp thùng offset liền tấm hoặc ghép các mảnh. Mỗi loại sẽ có cách thức về quy trình khác nhau. Với những thùng có 2 mảnh thì sẽ cầu kỳ, tốn thêm thời gian ghép nối và đính ghim đảm bảo sự chắc chắn. 

Bước 3: Quá trình cắt giấy

Cắt giấy là bước quan trọng của quy trình gấp thùng offset. Tùy vào yêu cầu của khách hàng mà thùng sẽ được cấu tạo theo kích thước mong muốn. Để tạo được sản phẩm đúng chuẩn, nhân viên phải điều chỉnh thông số trên máy. Sau đó máy sẽ chạp giấy, chạy ra được sản phẩm thùng như ý muốn. 

Bước 4: In ấn thùng offset

Sau khi tấm giấy đã đạt đúng kích thước của thùng offset thì bước tiếp theo là in ấn. Tù vào mức độ, số lượng thùng in ấn mà tiến hành in hình lên thùng offset. 

Bước 5: Gấp thùng offset

Bước qua giai đoạn in ấn là lúc gấp, dán thùng. Đây là khâu cuối để hoàn thiện sản phẩm thùng offset. Tùy vào yêu cầu của khách hàng mà dùng ghim hoặc keo để gắn kết các mảnh của thùng lại với nhau, tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Máy đóng ghim sẽ giúp các tấm bìa trên được kết nối chắc chắn. 

Bước 6: Kiểm tra trước khi xuất hàng

Một bước không thể thiếu trong quy trình này là kiểm tra sản phẩm lại một lần trước khi giao đến tay khách hàng. Bạn sẽ rà soát chi tiết, yêu cầu về các chi tiết hình ảnh, chất lượng theo yêu cầu. Nếu hoàn tất thì sẽ sắp xếp thùng lại và lưu trữ kho, sau đó vận chuyển, bàn giao lại cho người đặt hàng. 

Những lưu ý khi mua, sử dụng máy gấp thùng offset

Những lưu ý khi mua, sử dụng máy gấp thùng offset
Những lưu ý khi mua, sử dụng máy gấp thùng offset

Giống như các loại máy gấp dán hộp giấy, máy gấp dán thùng carton.. thì máy gấp thùng offset cần được sử dụng, bảo quản một cách cẩn thận. Vừa sẽ nâng cao hiệu quả công việc lại giúp kéo dài tuổi thọ của sản phẩm: 

Mua máy gấp thùng offset ở đâu?

Trên thị trường có nhiều địa điểm cung cấp máy gấp thùng offset với giá thành, màu sắc, chất liệu khác nhau… Tuy nhiên, bạn nên chọn cho mình những đơn vị có uy tín, tên tuổi trên thị trường và được người mua đánh giá cao. 

Điều kiện hàng đầu về sản phẩm là chính hãng, chất lượng, hiệu quả công việc và an toàn cho người sử dụng. 

Ngoài ra địa chỉ bán cũng phải đảm bảo quá trình lắp đặt, hướng dẫn cũng như bảo hành sản phẩm. Nếu có vấn đề phát sinh phải kịp thời xử lý để không gây ảnh hưởng đến người sử dụng cũng như công việc. 

Sự an toàn về thiết bị điện, lắp đặt

Bất cứ loại máy móc nào trong công nghiệp cũng được vận hành bởi điện đài. Vì thế để đảm bảo máy chạy ổn định, an toàn cho máy và người dùng thì dây điện phải được lắp đặt tiếp đất. Cần phải có chuyên gia lắp đặt đúng vị trí và đồng thời nguồn điện vào phải đủ để máy có thể vận hàng. 

Việc di chuyển máy móc đến nơi người đặt mua cần phải đóng gói trong thùng gỗ. Khi vận chuyển không được tháo dỡ để tránh va chạm, ảnh hưởng đến độ chính xác của máy. Để lắp đặt máy an toàn cần phải chọn vị trí hướng tường và cách tường, các đồ vật xung quanh ít nhất là 1 mét rưỡi.

Thành thạo việc vận hành 

Để có thể sử dụng máy móc sau khi lắp đặt một cách an toàn cần phải cẩn thận, thành thạo và hiểu rõ vai trò của từng công tắc. 

Hiểu được nguyên nhân, sự cố nếu như máy không hoạt động để có thể xử lý tình huống. 

Đặc biệt nên tắt nguồn trước khi thực hiện các công đoạn cắt, bế hoặc bất kỳ công việc nào khác. Đợi máy dừng hẳn mới được tiếp tục công việc để tránh sự cố không an toàn. 

Bảo dưỡng sản phẩm định kỳ

Quá trình sử dụng thì máy gặp vấn đề hư hỏng là không tránh khỏi. Tuy nhiên nếu không phải là chuyên gia thì bạn đừng nên tò mò, sửa chữa, thay thế phụ tùng. Một là không an toàn, hai là sẽ phát sinh nhiều sự cố khác không an toàn cho người dùng. 

Bạn nên liên hệ với địa chỉ bán để được nhân viên có chuyên môn, chuyên gia hướng dẫn.

Đơn vị cung cấp máy gấp thùng offset uy tín tại Việt Nam 

Công nghiệp PTS là đơn vị chuyên cung cấp các dòng máy trong ngành in ấn, máy gấp thùng offset chính hãng trên thị trường nước ta. 

Những sản phẩm ở đây được nhiều người đón nhận và đánh giá cao về chất lượng cũng như giá cả hợp lý. Chế độ bảo hành, dịch vụ tốt, tận tâm là điểm giữ chân khách hàng khi đến với địa chỉ này.

Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm thì bạn liên hệ hotline 090.567.5566 hoặc trang Web https://pts-vietnam.com/ để được hỗ trợ nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *