Khi in các loại hộp đựng hoặc làm bảng hiệu, làm biển quảng cáo… chúng ta thường được nghe đến cụm từ “máy cắt CNC”. Tuy nhiên, không phải người nào cũng có thể hiểu được chi tiết về khái niệm này. Vì vậy, bài viết dưới đây của Công Nghiệp PTS sẽ chia sẻ về máy cắt CNC là gì? Tổng quan, ưu điểm và ứng dụng của cắt CNC trong ngành in hộp hiện nay.
CNC là gì?
Cắt CNC hay còn được gọi là “Computer Numerical Control”, có thể hiểu đơn giản là “điều khiển hoàn toàn bằng máy tính”. Thuật ngữ này thường được dùng trong hệ thống máy tiện cơ học điều khiển tự động. Hệ thống máy tiện cơ học được phát triển vào cuối những năm 1940 cho đến đầu những năm 1950 bởi các nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm ở Servomechanism của học viện MIT.
Như vậy, cắt CNC chính là công nghệ được ứng dụng nhằm chế tác các kim loại, gỗ, thủy tinh, mika, đá… theo những đường cong, họa tiết bất kỳ dựa theo sự điều khiển của các phần mềm máy tính được lập trình sẵn.
Các loại máy cắt CNC có thể hoạt động được với cả không gian 2D và 3D. Nó cũng có thể dễ dàng điều khiển bởi các phần mềm được thiết kế riêng biệt… Trong khi đó, các loại máy cắt kim loại bình thường chỉ có thể thực hiện được những đường cắt đã có các hình thù nhất định.

Nguyên lý hoạt động của máy cắt CNC
Vì máy cắt CNC có khá là nhiều chủng loại khác nhau, mỗi loại sẽ có một kiểu hoạt động của riêng nó. Nhưng để hiểu đơn về hoạt động của chúng, ta có thể hiểu như sau:
- Máy CNC được hoạt động theo cách di chuyển trên 3 trục tọa độ X, Y, Z.
- Khi máy CNC được khởi động và thực hiện những lệnh cắt, trục Z sẽ di chuyển lên xuống tùy theo khoảng cách đã được cài đặt. Đầu cắt (trục Z) sẽ tiếp nhận năng lượng từ nguồn để xuyên thủng qua vật liệu cần cắt.
- Lúc này bàn máy sẽ giữ chặt sản phẩm, máy tiếp tục di chuyển trên các thanh ray theo trục X, Y giúp tạo ra các đường cắt trên vật liệu.
Máy CNC được cấu tạo và thiết lập chương trình nhằm cắt gọt kim loại theo yêu cầu của người thi công. Quá trình cắt của máy sẽ được thực hiện gần như tự động và tất cả các thông số về kích thước được đưa vào hệ thống máy tính thông qua chương trình.
Do đó, máy tính sẽ biết chính xác những gì cần phải làm và thực hiện tất cả các quá trình cắt một cách êm ái. Máy CNC hoạt động bằng cách được cung cấp chương trình từ người điều khiển và nó tuân thủ theo tất cả các hướng dẫn của bạn.
Hầu hết các công việc điều khiển máy phải cần người vận hành có đủ chuyên môn. Trong loại máy CNC này, vai trò và công việc của người vận hành được giảm thiểu.
Bạn sẽ không cần phải lo lắng về độ chính xác của công việc. Tất cả các dòng máy CNC được thiết kế để đáp ứng độ chính xác rất cao.

Tổng quan về công nghệ CNC trong ngành in hộp
Trước khi công nghệ CNC xuất hiện, hầu như không có nhiều sản phẩm với mẫu mã đẹp mắt ra đời, chỉ có hình elip, hình tròn hoặc cong . Hiện nay, nhờ vào công nghệ CNC tiên tiến mà khả năng tạo hình nên các sản phẩm mới đã có nhiều bước tiến vượt bậc, hiện đại nhất là các sản phẩm được chế tác tinh xảo theo những hình khối không gian 3 chiều.
Công nghệ cắt CNC cho phép đục, cắt và khắc những hoa văn, chữ viết cầu kỳ trên các loại chất liệu làm hộp đựng cao cấp với độ chính xác gần như tuyệt đối và vô cùng sắc nét. Vì vậy, phương pháp làm hộp đựng này được sử dụng như một hình thức quảng cáo độc đáo và ấn tượng với độ thẩm mỹ cao.
Công nghệ cắt CNC ra đời giúp khách hàng sở hữu được những chiếc hộp đựng với hoa văn tuyệt đẹp mà không làm mất nhiều thời gian, công sức như những phương pháp thủ công. Đặc biệt thích hợp để đựng các món trang sức đắt tiền, thực phẩm, mỹ phẩm… cao cấp.

Quy trình chế tạo hộp in bằng máy cắt CNC
Bước 1: Chọn loại vật liệu cần gia công: Phụ thuộc vào yêu cầu của từng khách hàng mà hộp đựng có thể sử dụng vật liệu gỗ, kim loại, inox, thủy tinh, phi kim, nhựa, vải, da…
Bước 2: Lên ý tưởng về hoa văn, đường nét sẽ gia công trên bề mặt cắt. Máy cắt CNC có thể thực hiện tốt những đường cắt uốn lượn đẹp mắt và tinh tế. Vid nó dựa trên việc lập trình khuôn mẫu cắt vào máy tính, sau đó sử dụng các lệnh tương ứng để điều khiển máy gia công cắt CNC.
Bước 3: Kiểm tra máy cắt CNC trước khi đưa vào gia công, đảm bảo máy được sạch sẽ và không phát sinh lỗi khi vận hành.
Bước 4: Khởi động và vận hành máy. Sau khi khởi động ta cần đợi máy nóng lên. Tiếp theo, chọn file lưu ảnh mô tả đã đưa vào máy và bắt đầu lệnh cắt. Ngay sau đó, trên màn hình của máy sẽ hiển thị các lệnh yêu cầu chọn thông số cắt phù hợp với loại vật liệu cắt.
Bước 5: Kiểm tra độ chính xác và tiến độ cắt. Bên trong bộ điều khiển của máy cắt CNC có bộ cảm biến. Khi khởi động bộ điều khiển này thì máy sẽ di chuyển theo đúng với lập trình trước đó mà người điều khiển đã ccaif đặt vào trong máy.
Chế tác hộp bằng phương pháp cắt CNC đảm bảo thành phẩm chính xác như bản vẽ, đường cắt nhỏ, sắc nét, nâng tầm giá trị sản phẩm và thương hiệu của bạn.
Ưu và nhược điểm của công nghệ CNC trong in hộp
Ưu điểm
- Có thể thay thế các công đoạn sản xuất truyền thống. Dựa theo nguyên lý tự động được thiết kế sẵn, máy cắt CNC có thể tạo ra thành phẩm có tính đa dạng, thẩm mỹ cao. Ngoài ra còn có khả năng tiết kiệm nguyên vật liệu, tránh bị thất thoát lãng phí.
- Tiết kiệm nhân lực: máy giúp giảm thiểu việc lệ thuộc vào người lao động trong khi chất lượng và sản lượng vẫn được đảm bảo. Một chiếc máy cắt CNC có khả năng đảm nhiệm nhiều bộ phận và công đoạn sản xuất khác nhau, trong khi sản xuất truyền thống phải sử dụng một đội ngũ nhân công mới có thể hoàn thành tương ứng.
- Giảm từ 40- 50 lần thời gian sản xuất cùng một sản phẩm so với các phương pháp truyền thống. Việc sử dụng máy CNC giúp sản xuất nhanh hơn, từ đó tiến độ làm việc được đẩy mạnh.
- Hoạt động theo những thiết kế lập trình sẵn, độ chính xác rất cao (sai số 0,001mm) các đường cắt đẹp, trơn tru, tạo ra các sản phẩm mang tính thẩm mỹ cao mà không có bất kỳ sai sót nào.
- Máy tích hợp nhiều chức năng vận hành như: tăng giảm tốc độ, tạm dừng, điều chỉnh độ nông sâu. Phù hợp cắt với nhiều hình dạng, kích thước khác nhau chỉ trên một bàn máy.
Nhược điểm
Là một dòng máy hiện đại với rất nhiều ưu điểm vượt trội, tuy nhiên máy cắt CNC cũng có những nhược điểm đó là:
- Giá máy cao hơn nhiều so với các công cụ truyền thống. Nên việc đầu tư máy CNC thường được dùng với mục đích lâu dài, mẫu mã sản phẩm không thay đổi nhiều. Đặc biệt thích hợp với những đơn vị sản xuất các đơn hàng dài và liên tục.
- Vì giá máy cao nên giá thành bảo dưỡng, bảo trì máy cũng tương đối cao. Việc thay đổi linh kiện máy khi hư hỏng cũng không thấp.
- Với việc sử dụng máy tính và các bản thiết kế, dẫn đến việc thao tác máy cũng cần thời gian làm quen. Vậy nên khó có thể tìm kiếm hay đào nhân lực để thay thế người điều khiển trong một khoảng thời gian ngắn.
Trên đây là những chia sẻ của Công Nghiệp PTS về ứng dụng của máy cắt CNC trong ngành in ấn bao bì. Hi vọng qua bài viết này có thể giúp các bạn đọc có cái nhìn rõ ràng hơn về loại công nghệ này. Nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi thì có thể liên hệ ngay để được đội ngũ nhân viên tư vấn chi tiết nhất.